Gà chọi bị khò khè là một biểu hiện bệnh gặp khá nhiều ở gà. Loại bệnh này có nhiều dấu hiệu để nhận biết. Vậy, nguyên nhân bệnh do đâu? Cách chữa trị của bệnh như thế nào? Xem hướng dẫn của Đá Gà Campuchia ngay phần dưới.
Contents
Gà chọi bị khò khè là như thế nào?
Gà chọi bị khò khè là một loại bệnh rất hay gặp ở gà với mọi lứa tuổi. Bệnh này có nhiều dấu hiệu, trong đó tình trạng khò khè ở cổ phát ra tiếng to là phổ biến nhất. Bệnh này có nhiều cách để điều trị khác nhau. Mỗi cách chữa được cho là tốt thì phải chữa đúng nguyên nhân.
Đam mê chọi gà xem ngay:
Các biểu hiện khi gà chọi bị khò khè
Gà chọi khi đã mắc bệnh khò khè thường biểu hiện bệnh đặc trưng ở gà chọi, biểu hiện bằng các tiếng khò khè khó chịu. Hơi thở của gà cũng từ đó mà thay đổi. Các dấu hiệu khác cũng khá nghiêm trọng, chúng sẽ đi kèm với tình trạng thở khò khè. Một số dấu hiệu được đánh giá là điển hình nhất sẽ được cập nhật.
Gà chọi bị khò khè không hoạt bát
Gà chọi thường hoạt động rất nhiều và linh hoạt trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, khi gà đã rơi vào tình trạng mắc bệnh khò khè. Gà thở nhiều và dẫn tới tình trạng bị suy hô hấp. Lượng oxy bình thường bị giảm xuống nhanh chóng.
Từ đó cho ra biểu hiện gà lờ đờ, mệt mỏi. Các hoạt động ăn uống và đi lại của gà sẽ bị hạn chế gà gián đoạn. Gà có xu hướng ngồi im và thở một cách ủ rũ. Tương đương với việc sức khoẻ không đạt và không đủ tiêu chuẩn tham gia thi đấu. Đây là dấu hiệu đi kèm rõ rệt nhất.
Gà chọi bị khò khè biếng ăn và bỏ ăn
Tình trạng biếng ăn thậm chí là bỏ ăn của gà là biểu hiện cũng rất rõ rệt. Biểu hiện này cũng dễ dàng có thể nhận thấy được thông qua quá trình chăm sóc gà. Để chắc chắn hơn thì bạn hoàn toàn có thể kiểm tra đến tiếng thở của gà. Với các biểu hiện trên kèm theo khò khè thì có thể xác nhận tình trạng bệnh.
Gà chọi bị khò khè bị rụng lông
Kết hợp với tiếng thở khò khè chính là tình trạng rụng lông dẫn tới trụi lông. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra trong thời gian dài thì sức khỏe cũng như hình hài của gà sẽ bị ảnh hưởng. Các sư kê cần chú ý và phát hiện kịp thời và áp dụng các biện pháp để chữa trị.
Gà chọi bị khò khè biểu hiện ở phân
Phân gà cũng phần nào phản ánh đúng tình trạng sức khoẻ của gà. Phân có vấn đề một phần phản ánh chức năng của hệ tiêu hoá. Một phần cũng phản ánh được ảnh hưởng của tình trạng bị suy hô hấp. Phân có những đặc điểm như đi lỏng, ra máu hoặc phân có màu xanh.
Một số bệnh liên quan:
Nguyên nhân gà chọi bị khò khè
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị khò khè. Mỗi nguyên nhân ấy cũng góp phần tạo nên những biểu hiện. Có rất nhiều nguyên nhân, mọi người có thể tham khảo và bổ sung kiến thức về một vào nguyên nhân sau.
Gà chọi bị khò khè do bị cảm lạnh
Cảm lạnh nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng là một yếu tố làm cho gà bị khò khè. Đây là nguyên nhân liên quan đến thời tiết, cụ thể hơn là liên quan tới nhiệt độ. Thời tiết buổi giao mùa thay đổi đột ngột làm cho khí hậu thay đổi. Gà chọi không chịu được sẽ bị bệnh ngay.
Gà chọi bị khò khè do bị hen
Gà bị hen cũng không còn là bệnh quá xa lạ. Gà phát ra những tiếng khò khè trong cổ. Có khi từng cơn, có khi những cơn hen không ngớt. Gà bị suy hô hấp nặng dẫn đến mệt mỏi, lử lả, lười vận động. Tình trạng này kéo dài sẽ khó có thể chữa trị được.
Gà chọi bị khò khè do di truyền
Gà chọi cũng có những con thể chất không được tốt. Tuy cũng thuộc dòng giống gà chọi nhưng sức đề kháng yếu và hay gặp tình trạng bị bệnh. Tuy nhiên nó đẹp nên được nhiều người săn đón. Cũng có thể người chủ kê không nhân biết được gà đang bị bệnh nên vẫn nuôi bình thường.
Gà chọi bị khò khè do điều kiện môi trường
Môi trường ẩm thấp là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này. Môi trường bẩn cộng thêm dơ bẩn là điều kiện để vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và hình thành bệnh tật. Bệnh sẽ ảnh hưởng lên đường hô hấp cũng như đường tiêu hoá.
Gà chọi bị khò khè do vi khuẩn Micoplasma Galliseptium
Vi khuẩn này sẽ gây tình trạng suy hô hấp ở gà. Sau đó dần dần dẫn tới tình trạng khò khè và khó thở. Vi khuẩn này có thể lây lan trực tiếp từ không khí. Thậm chí nó còn có khả năng lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con.
Phương pháp chữa trị gà chọi bị khò khè
Gà chọi bị khò khè được chữa trị để chấm dứt biểu hiện khò khè và suy hô hấp. Tình trạng bệnh khác nhau sẽ có phương pháp và liều lượng điều trị nhất định. Mọi người có thể tham khảo các phương pháp chữa khò khè, sổ mũi theo các triệu chứng sau.
Chữa gà khò khè kèm theo mệt mỏi
Doxycyclin là thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ thú y. Thuốc này sẽ được dùng để chữa trị cho gà có biểu hiện khò khè, mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn và có dấu hiệu chết. Bệnh này được quy về bệnh tụ huyết trùng đến đến tình trạng gà chết hàng loạt. Cần điều trị kịp thời để tránh tổn thất.
Chữa gà chọi bị khò khè do có đờm
Gà chọi bị khò khè kèm theo có đờm và chảy nước mũi xanh, khi đó gà đã mắc phải bệnh viêm hô hấp mãn tính. Có thể điều trị bằng cách cho gà uống Tylosin và Tilmicosin. Ngoài ra có thể dùng Genta Tylo hoặc Lincospecto neeys chữa ở dạng tiêm.
Mọi người cần quan sát tình trạng của gà thật kỹ trước khi tiếp tục cho gà sử dụng thuốc. Với tình trạng bệnh của gà có thể tiến hành chữa và giảm thuốc theo thời gian. Nhìn chung mỗi giống gà chọi sẽ có thời gian và khả năng tiếp nhận thuốc khác nhau.
Chữa Gà chọi bị khò khè có kèm theo phân lạ
Gà có khả năng bị bệnh dịch tả khi thở khò khè kèm theo dấu hiệu phân sáp có màu nâu. Đối với gà chọi, đây là một bệnh được xét là rất nguy hiểm. Bệnh này có khả năng lây nhiễm cao đối với các con gà khác cùng đàn. Để phòng bệnh, chủ gà nên chủ động tiêm vắc xin cho gà trước.
Gà chọi đã bị mắc bệnh cần được phát hiện sớm. Đại đa số các biểu hiện khò khè sẽ xuất hiện sớm hơn. Sau đó gà có tình trạng ăn uống kém, lười vận động và phân đi sáp có màu nâu. Cần có biện pháp chữa trị kịp thời. Các cá thể bị bệnh dùng thuốc và chăm sóc theo khoa học.
Chữa gà chọi bị khò khè không chảy mũi
Tình trạng gà bị khò khè có thể dẫn đến suy hô hấp. Trong trường hợp này gà không có nước mũi để chảy. Các chủng vi khuẩn như E.Coli và IB là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng khò khè của gà. Biểu hiện khò khè và không chảy nước mũi là những biểu hiện tiêu biểu nhất.
Người chủ có thể sử dụng thuốc:
- Sử dụng kháng sinh Florfenicol và Doxycyclin để chữa gà khò khè kết hợp nhiễm E.coli.
- Sử dụng vắc xin IB ở dạng nhỏ mắt cho gà chọi con để phòng nhiễm virus IB.
Chữa gà chọi bị khò khè do bị cúm
Bệnh cúm gia cầm là loại bệnh nguy hiểm cho gà. Trong lịch sử, laoij bệnh này đã tạo nên một đại dịch. Tốc độ lây lan của bệnh được đánh giá ở mức độ cao và phạm vi rộng. Thời gian cho việc phát bệnh và chết nhanh và khó kiểm soát.
Sau khi có dấu hiệu khò khè, chỉ sau 1 đến 2 ngày sau gà có biểu hiện chết. Như vậy, gà đã có biểu hiện quá rõ rệt về bệnh cúm gà. Trong trường hợp này cần cách ly và thông báo với bộ phận chuyên môn để xử lí kịp thời.
Phương pháp chữa gà chọi bị khò khè theo dân gian
Trong dân gian có rất nhiều các phương pháp giúp cải thiện tình trạng gà bị khò khè. Các phương pháp được đánh giá rất có hiệu quả trong việc giảm bớt tình trạng ho và khò khè khó thở ở gà. Mọi người có thể tham khảo những phương pháp này để có thêm những bài thuốc hay.
Sử dụng gừng chữa bệnh khò khè ở gà
Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ của con người. Gừng có tính ấm và có khả năng chữa trị cao. Do đó, nếu gà có biểu hiện khò khè thì hoàn toàn có thể pha gừng vào nước cho gà uống.
Thời gian cho gà uống vào sáng và chiều. Áp dụng phương pháp này trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. Nếu không thấy gà đỡ và các triệu chứng không thuyên giảm thì chuyển hướng chữa trị. Có thể chọn gừng tươi, gừng khô hoặc gừng bột đều được.
Sử dụng tỏi cho gà uống
Tỏi cũng là vị thuốc được dân gian sử dụng. Mọi người có thể cân nhắc ngâm 100 gam tỏi với 10 lít nước trong 30 phút. Nước ngâm được sẽ dùng cho gà uống, phần bã tỏi được dùng để trộn vào thức ăn cho gà để chữa ho khò khè.
Sử dụng phương pháp này trong vòng từ 3 đến 4 ngày. Nếu có dấu hiệu thuyên giảm nhưng chậm thì có thể cân nhắc cho gà sử dụng từ 5 đến 7 ngày. Bệnh tình của gà nếu không có dấu hiệu cải thiện thì có thể cân nhắc chuyển phương pháp chữa trị.
Sử dụng lá trầu không chữa khò khè cho gà
Gà chọi bị khò khè có thể chữa trị bằng lá trầu không. Lá trầu được dùng với một ít muối. Tiến hành giã lá trầu cho ra nước. Nước này là nước cốt sẽ dùng để pha nước cho gà bị bệnh uống. Nước này được dùng vào 2 cữ thời gian là sáng và chiều.
Phương pháp chữa khò khè cho gà bằng thuốc dân gian thường được dùng cho gà chọi. Số lượng gà ít mới có thể theo dõi và có thể phát hiện những biểu hiện lạ. Với số lượng gà lớn thì khả năng nắm bắt thông tin của gà không được hiệu quả.
Trong trường hợp này, bạn cần chú ý và chuyển sang phương pháp chữa khoa học hơn. Nên mời tới các chuyên viên hay các bác sĩ thú y để có chẩn đoán sơ bộ. Sử dụng thuốc với liệu trình được chỉ dẫn bởi bác sĩ.
Lời kết
Gà chọi bị khò khè là bệnh thường xảy ra. Người chủ gà cần chú ý và phát hiện kịp thời. Từ đó mới có thể tìm ra những biện pháp chữa trị hiệu quả. Đồng thời bổ sung thêm các biện pháp chăm sóc hợp lý.
Xem thêm: